Cán bộ, công chức miễn nhiệm là một trong những trường hợp thường gặp trong quá trình công tác. Vậy miễn nhiệm là gì? Có phải hình thức kỷ luật cán bộ, công chức không?
Miễn nhiệm là gì? Có phải hình thức kỷ luật không?
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Định nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, miễn nhiệm là trường hợp cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh.
Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.
Tuy nhiên, miễn nhiệm không phải là hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức bởi theo quy định của Luật Cán bộ công chức hiện hành, miễn các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức được quy định như sau:
– Với cán bộ: Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định gồm các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chúc và bãi nhiệm.
– Với công chức: Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức quy định gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
Căn cứ các quy định này, có thể thấy, miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức. Miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật (Ảnh minh họa)
Khi nào cán bộ, công chức bị miễn nhiệm?
Trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức, cán bộ, các trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm gồm:
– Bị cho miễn nhiệm khi có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ (theo khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi 2019).
– Cán bộ xin miễn nhiệm khi không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác (theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008).
Đồng thời, theo Điều 5 Quy định 206 năm 2009 thì gồm các trường hợp cụ thể sau:
– Bị cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay đổi;
– Bị cơ quan kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm;
– Không đủ năng lực, uy tín để làm việc trong một các trường hợp: Trong hai năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ; Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền…
– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
Xem thêm…
Trường hợp công chức bị miễn nhiệm
Công chức miễn nhiệm trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 gồm:
– Không đủ sức khỏe;
– Không đủ năng lực, uy tín;
– Theo yêu cầu nhiệm vụ;
– Vì lý do khác.
Đồng thời, công chức lãnh đạo, quản lý được xem xét miễn nhiệm khi thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP gồm:
– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
– Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
– Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
– Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Xem thêm…
Trên đây là quy định về miễn nhiệm là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> 5 tiêu chí phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức