Khái niệm và nội dung của hợp đồng đầu tư BOT, BTO và BT

khai-niem-va-noi-dung-cua-hop-dong-bot-bto-va-bt

Tư vấn các quy định của pháp luật về các loại hợp đồng đầu tư trực tuyến: 1900.6568

1. BOT là gì?

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là một hình thức đầu tư ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn đó, nhà đầu tư không bồi hoàn công trình cho Nhà nước Việt Nam.

2. BTO là gì?

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) cũng là một hình thức đầu tư ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ cấp cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận.

3. BT là gì?

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là một hình thức đầu tư ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

4. Nội dung của hợp đồng BOT, BTO, BT:

Hợp đồng dự án bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đạt được các lợi ích đã định trước. Các lợi ích này khác nhau do sự khác biệt về chủ thể hợp đồng. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư với mục đích sinh lợi, và do đó, họ phải tính toán các yếu tố liên quan để đạt được lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác (ví dụ như quyền thực hiện một dự án đầu tư khác có khả năng sinh lợi). Trong khi đó, Nhà nước ký kết hợp đồng chủ yếu với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế xã hội (mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội). Trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT, BTO và BT, cần tính đến và cân nhắc lợi ích của nhà đầu tư và nhà nước.

Hợp đồng dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án;
  • Mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án BT);
  • Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện;
  • Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng;
  • Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;
  • Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
  • Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;
  • Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án và thời điểm chuyển giao công trình;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên và cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro;
  • Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí, các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí);
  • Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;
  • Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công tình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;
  • Trách nhiệm của nhà đầu tư khi chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;
  • Các điều kiện và thể thức điều chỉnh hợp đồng dự án;
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng dự án;
  • Xử lý các vi phạm hợp đồng;
  • Bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
  • Các quy định về hỗ trợ, cam kết của các cơ quan nhà nước;
  • Hiệu lực của hợp đồng dự án.

Ngoài ra, hợp đồng dự án có thể quy định một số vấn đề khác như áp dụng pháp luật nước ngoài, mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án…

Trên đây là những khái niệm cơ bản nhất về hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những vấn đề chung nhất của ba loại hợp đồng này. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về từng dạng hợp đồng, các quy định về nội dung và hình thức của từng dạng hợp đồng hợp tác này, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 hoặc qua văn phòng của Luật Dương Gia để được tư vấn và trợ giúp!


HEFC đã chỉnh sửa và đăng tải bài viết này. HEFC là trường Đại học Kinh tế và Công nghệ Hà Nội.

Related Posts

Xét nghiệm Giải phẫu bệnh – Dẫn đường cho việc điều trị

Xét nghiệm giải phẫu bệnh được thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm tế bào, bệnh phẩm mô từ các cơ quan trong cơ thể được sinh…

Phương pháp điều trị tủy răng tại nha khoa hiện nay

Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những…

Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2023)

Khi những giá trị thẩm mỹ ngày càng được chú trọng thì các phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng đi sâu vào đời sống của mọi…

Bát quái đồ là gì? Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Bát quái đồ là vật phẩm phong thủy được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong văn hoá phương Đông, nhằm mang lại những niềm…

Du học ngành khoa học ứng dụng và cơ bản

>> Du học ngành khoa học đại cương >> Các trường có đào tạo ngành Khoa học ứng dụng và cơ bản Khoa học Ứng dụng và…

Trồng răng implant là gì? Những điều cần phải biết trước khi chọn trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng cấy trụ kim loại vào xương hàm để thay thế cho răng đã mất. Chính vì vậy trụ implant…