Hợp đồng, hay contract, đã trở thành một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa các bên. Với vai trò làm bằng chứng cho các hoạt động giao dịch, ký kết và đảm bảo quyền lực và nghĩa vụ của đôi bên. Vậy chính xác hợp đồng là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng phổ biến hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Tìm hiểu tổng quan về hợp đồng
Hợp đồng là gì?
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng, bạn có thể tham khảo định nghĩa về hợp đồng của Bộ Luật Dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hiểu cách khác, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, cho vay, cho thuê, mượn tài sản, làm việc trả công,… Hợp đồng có thể được thiết lập dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Đồng thời, hợp đồng sẽ được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với quy định của pháp luật.
Điểm đặc trưng của hợp đồng là gì?
Sau khi hiểu được hợp đồng là gì, hãy tìm hiểu các điểm đặc trưng của hợp đồng, cụ thể như sau:
- Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên trong văn bản hợp đồng. Về bản chất, đây là sự giao kết giữa hai hoặc nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về mục tiêu, tự nguyện và phù hợp với tiêu chí của Nhà nước.
- Hợp đồng là một sự kiện mang tính pháp lý, có khả năng làm phát sinh các hậu quả pháp lý như xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quá trình ký kết hợp đồng.
- Các nội dung được ký kết trong hợp đồng là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể của hợp đồng đã thoả thuận cũng như cam kết thực hiện.
- Mục đích cốt lõi của các hợp đồng khi ký kết là phải đảm bảo lợi ích hợp pháp giữa đôi bên, không được trái với đạo đức hay chuẩn mực xã hội. Hợp đồng chỉ được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý khi các bên đáp ứng đúng mục đích mà các bên đã ký kết.
Cấu trúc của hợp đồng là gì?
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng, bạn cần nắm vững cấu trúc cơ bản của một hợp đồng. Như đã đề cập, hợp đồng biểu thị sự thoả thuận ý chí của các bên, có vai trò ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi những thỏa thuận này được xác lập. Về cơ bản, cấu trúc của một hợp đồng thường có:
- Quốc hiệu tiêu ngữ, tên hợp đồng (mỗi loại hợp đồng sẽ có tên hợp đồng cụ thể khác nhau, như hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán,…), căn cứ pháp luật, thông tin chi tiết của các bên.
- Nội dung hợp đồng.
- Chữ ký của các bên và phụ lục hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng là gì?
Hình thức của hợp đồng được hiểu là phương thức hợp đồng được thể hiện nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
Khi các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng bằng 1 trong 3 hình thức trên, hợp đồng sẽ được xem là đã giao kết và buộc phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp, pháp luật sẽ yêu cầu hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực rõ ràng và phải tuân theo các quy định cụ thể.
Đối với hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thực hiện bằng hình thức văn bản. Lúc này, các bên giao kết phải thể hiện hợp đồng theo đúng hình thức đã quy định. Khi các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài, hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng.
Nếu hợp đồng được ký kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của quốc gia đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của Việt Nam, hợp đồng được ký kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với những hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu nhà đất, công trình trên lãnh thổ Việt Nam thì buộc phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
Phân loại hợp đồng như thế nào?
Theo quy định của Pháp luật Dân sự hiện hành, hợp đồng được phân thành các loại phổ biến, cụ thể như sau:
- Hợp đồng song vụ: Đây là loại hợp đồng mà các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng đơn vụ: Đây là loại hợp đồng mà chỉ có một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng chính: Đây là loại hợp đồng mà hiệu lực không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: Đây là hợp đồng mà các bên thực hiện ký kết trong hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người hưởng lợi từ các nghĩa vụ đó là người thứ 3 trong hợp đồng.
- Hợp đồng có điều kiện: Đây là loại hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc có sự kiện làm thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt hợp đồng.
Một số loại hợp đồng thường gặp hiện nay
Các loại hợp đồng thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng người lao động.
Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là hợp đồng được ký kết để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động. Về bản chất, hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Thông qua hợp đồng, quyền và lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng không được trái với các quy định của pháp luật.
Hợp đồng lao động có 3 loại chính:
- Hợp đồng xác định được thời hạn: Đây là hợp đồng mà hai bên đã xác định được thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian cụ thể, từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng không xác định thời hạn: Đây là loại hợp đồng được ký kết không mang tính ổn định. Nghĩa là hợp đồng này có thể thay đổi thường xuyên, liên tục trong khoảng thời gian dưới 12 tháng.
Theo yêu cầu của Bộ Luật Lao động, khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng cần lập văn bản và được chia làm 2 bản và mỗi bên sẽ được giữ 1 bản. Đối với những công việc tạm thời, dưới 3 tháng có thể ký kết với nhau bằng lời nói.
Ký kết hợp đồng lao động, các bên cần phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, thiện chí và trung thực. Bên cạnh đó, những điều khoản trong hợp đồng không được trái luật, thoả ước lao động hay chuẩn mực xã hội.
Thông thường, các hợp đồng lao động gồm các nội dung cơ bản sau:
- Các bên áp dụng ký kết hợp đồng bằng các căn cứ pháp lý.
- Thông tin của các bên giao dịch dân sự như đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Trong đó, đơn vị sử dụng lao động biểu thị một số nội dung như tên doanh nghiệp/công ty, mã số thuế, địa chỉ, thông tin của người đại diện công ty ký hợp đồng,… Đồng thời, người lao động cũng cần cung cấp các thông tin quan trọng như họ và tên, giới tính, địa chỉ, CMND, chức vụ,…
- Công việc và nơi làm việc của người lao động như công việc đảm nhận, địa điểm làm việc tại nơi cụ thể hoặc linh động tùy vào tính chất công việc, giờ làm việc, giờ nghỉ trưa,…
- Thời hạn hợp đồng lao động.
- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động.
- Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động.
- Điều khoản khác quy định cụ thể về các khoản phụ cấp, chế độ phúc lợi và hỗ trợ của người lao động.
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng nếu 1 trong 2 bên vi phạm các nguyên tắc chấm dứt hợp đồng không đúng quy định. Ngoài các quy định cơ bản, các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng khác nhưng vẫn phải đảm bảo không trái pháp luật.
- Điều khoản thi hành hợp đồng quy định các nội dung không thỏa thuận sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng kinh tế
Đây là loại hợp đồng thoả thuận của các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, cung ứng dịch vụ, trao đổi hàng hoá,…, với mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận. Đồng thời, hợp đồng cũng quy định rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng kinh tế được thiết lập bằng văn bản với những nội dung chính sau:
- Tên hợp đồng, số hợp đồng.
- Căn cứ pháp luật áp dụng để xác lập hợp đồng.
- Thông tin doanh nghiệp/công ty, người đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng của 2 bên như tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, mã số thuế,…
- Nội dung công việc hai bên ký kết như chuyển giao công nghệ nghiên cứu hay mua bán sản phẩm. Theo đó, nội dung cũng cần nêu rõ các thông tin sản phẩm như tên, số lượng, giá thành, chất lượng sản phẩm,…
- Quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể trong hợp đồng.
- Điều khoản quy định xử lý vi phạm giữa hai bên.
- Điều khoản thực hiện của hợp đồng.
- Xác nhận của chủ thể hai bên trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng thoả thuận giữa các bên, quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực xây dựng. Pháp luật quy định các hợp đồng xây dựng cần phải lập thành văn bản, được ký kết bởi người đại diện. Một số nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Xác lập hợp đồng dựa trên các cứ pháp lý.
- Thông tin của các chủ thể ký kết trong hợp đồng.
- Ngôn ngữ chính được áp dụng trong hợp đồng.
- Nội dung công việc bao gồm: khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật đối với công việc, thời gian và tiến độ thực hiện công việc, chất lượng công việc,…
- Giá hợp đồng, các khoản tiền được dùng trong thành toán và trường hợp tạm ứng hợp đồng.
- Đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu của hợp đồng, các điều khoản được điều chỉnh trong hợp đồng.
- Hình phạt khi vi phạm hợp động và các điều khoản thưởng phạt vi phạm hợp đồng.
- Phương pháp giải quyết tranh chấp, rủi ro và các trường hợp bất khả kháng của hợp đồng.
- Nội dung thực hiện của hợp đồng.
Hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại thường được thiết lập bằng lời nói hoặc văn bản để thể hiện rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia các hoạt động thương mại. Để quá trình thực hiện được đảm bảo cũng như việc xử lý khi có tranh chấp diễn ra tốt nhất, các bên sẽ lập hợp đồng bằng văn bản.
Nội dung của hợp đồng thương mại bao gồm:
- Thông tin chi tiết của các bên cũng như thông tin của người đại diện ký hợp đồng.
- Thông tin sản phẩm, công việc như chỉ số kỹ thuật sản phẩm, số lượng, đơn giá, khối lượng công việc cần thực hiện,…
- Thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng mà hai bên đã xác định.
- Điều kiện xác định cụ thể giá trị hợp đồng với các hình thức thanh toán.
- Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng.
- Cam kết bảo mật (nếu có).
- Các xử lý phạt vi phạm hợp đồng với trường hợp bất khả kháng, phương thức và các thủ tục xử lý tranh chấp hợp đồng.
- Một số điều khoản thi hành chung của hợp đồng.
- Xác nhận các bên chủ thể tham gia qua người đại diện.
Việc hiểu rõ về contract và các loại hợp đồng phổ biến là rất quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy truy cập HEFC để biết thêm chi tiết.