Chính sách chất lượng là gì? Ví dụ về chính sách chất lượng

Chính sách chất lượng là gì?

Ảnh minh họa

Chính sách chất lượng là gì?

Chính sách chất lượng là tuyên bố của ban quản trị nhằm hướng dẫn và đưa ra quyết định để đạt được kết quả như ý. Ví dụ như chính sách về mật khẩu, chính sách khách hàng, chính sách cân bằng công việc và cuộc sống, …

Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu đã đưa ra. Chất lượng có thể liên quan đến nhiều thực thể như sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống, quản lý, tổ chức,… Và mức độ chất lượng thường được diễn đạt bằng các từ xuất sắc, tốt, trung bình, xấu,…

Trên cơ sở đó, chính sách chất lượng là tuyên bố liên quan đến mục đích hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng chiến lược phát triển của một tổ chức nhằm cung cấp khuôn khổ, yêu cầu và cam kết phương pháp, nguyên tắc hoạt động để đạt và duy trì chất lượng hệ thống.

Người chịu trách nhiệm về chính sách chất lượng

Lãnh đạo cao nhất trong tổ chức chịu trách nhiệm thiết lập, lập thành văn bản và truyền đạt chính sách cho các bên liên quan. Thông thường, chính sách chất lượng được truyền đạt qua sổ tay chất lượng, khóa học đào tạo hoặc in thành văn bản treo ở các thông báo.

Việc thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách chất lượng có nghĩa là:

– Thực hiện những gì đã tuyên bố, hoạch định và cam kết trong chính sách chất lượng.

– Đảm bảo chính sách luôn hoạt động và phù hợp theo những gì đã hoạch định để đạt hiệu quả, đó được gọi là duy trì chính sách.

> Tìm hiểu thêm về dịch vụ chứng nhận iso 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

Hướng dẫn thiết lập chính sách chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

1. Phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức

Chính sách chất lượng phải phù hợp với mục tiêu và hoạt động cốt lõi của tổ chức. Cần xem xét bối cảnh tổ chức để đánh giá ảnh hưởng lên chính sách chất lượng. Bối cảnh bao gồm khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và mong đợi của tổ chức và các bên liên quan khác.

Chính sách chất lượng cần gắn liền với mục tiêu và hoạt động cốt lõi của tổ chức. Đồng thời, cần linh hoạt để thay đổi khi cần thiết và cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của tổ chức.

2. Đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu chất lượng

Chính sách chất lượng giúp định hướng thiết lập mục tiêu chất lượng. Có thể đưa ra khẩu hiệu hoặc mục tiêu có thể đo lường được.

3. Cam kết đáp ứng yêu cầu và cải tiến

Hiệu lực của chính sách chất lượng được đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng mục tiêu. Cần sử dụng ngôn ngữ chính xác trong chính sách và cam kết cải thiện.

Để đáp ứng yêu cầu này, cần nhấn mạnh cam kết của các hoạt động cải tiến bằng từ ngữ cụ thể trong chính sách chất lượng.

4. Truyền đạt và được thấu hiểu trong toàn bộ tổ chức

Chính sách chất lượng cần được truyền đạt và thấu hiểu trong toàn bộ tổ chức để tất cả mọi người hiểu và thực hiện chính sách. Cần triển khai thành công các hoạt động đã nêu ra trong chính sách để đảm bảo hiệu quả và tồn tại của chính sách.

Lưu ý khi thiết lập chính sách chất lượng

Để thiết lập chính sách chất lượng hiệu quả và phù hợp với mục tiêu, chiến lược của tổ chức, cần lưu ý:

– Nhất quán với chính sách chung của tổ chức và định hướng mục tiêu chất lượng;

– Xác định mức độ cải tiến cần thiết để thực hiện chính sách chất lượng thành công;

– Đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty;

– Đảm bảo sự phát triển của cán bộ, nhân viên trong tổ chức;

– Xem xét nhu cầu của tổ chức và các bên liên quan;

– Đảm bảo nguồn lực cần thiết để thực hiện chính sách chất lượng.

> Xem thêm bài viết: ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

Ví dụ về chính sách chất lượng

Chính sách chất lượng được gắn liền với mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Ví dụ về chính sách chất lượng của công ty Nutifood có thể giúp hiểu rõ hơn về chính sách chất lượng.

Công ty Nutifood đã xác định sứ mệnh “Tập trung nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng sản phẩm có chất lượng phù hợp, an toàn với dịch vụ tốt nhất và giá cả hợp lý” để trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Các cam kết chính sách chất lượng của Nutifood bao gồm:

– Sử dụng nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng;

– Lắng nghe ý kiến và phản hồi khách hàng để cải tiến sản phẩm;

– Đào tạo nhân viên với kiến thức và kỹ năng cần thiết và nhận thức về tầm quan trọng của việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng;

– Đảm bảo chính sách được thấu hiểu, thực hiện và duy trì tại mọi cấp trong công ty.

Mục đích của yêu cầu này là hướng hành động của toàn bộ nhân viên phù hợp với chính sách chất lượng.

Bài viết được chỉnh sửa bởi: HEFC

HEFC

Related Posts

Xét nghiệm Giải phẫu bệnh – Dẫn đường cho việc điều trị

Xét nghiệm giải phẫu bệnh được thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm tế bào, bệnh phẩm mô từ các cơ quan trong cơ thể được sinh…

Phương pháp điều trị tủy răng tại nha khoa hiện nay

Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những…

Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2023)

Khi những giá trị thẩm mỹ ngày càng được chú trọng thì các phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng đi sâu vào đời sống của mọi…

Bát quái đồ là gì? Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Bát quái đồ là vật phẩm phong thủy được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong văn hoá phương Đông, nhằm mang lại những niềm…

Du học ngành khoa học ứng dụng và cơ bản

>> Du học ngành khoa học đại cương >> Các trường có đào tạo ngành Khoa học ứng dụng và cơ bản Khoa học Ứng dụng và…

Trồng răng implant là gì? Những điều cần phải biết trước khi chọn trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng cấy trụ kim loại vào xương hàm để thay thế cho răng đã mất. Chính vì vậy trụ implant…