Cách dùng But trong tiếng Anh chính xác

Nếu bạn đang cảm thấy bối rối về cách sử dụng từ “But” trong tiếng Anh, thì Step Up sẽ hướng dẫn chi tiết về cách dùng từ này dưới đây. Hãy cùng bắt đầu nhé!

1. Định nghĩa của “But”

“But” là một từ khá đặc biệt vì nó có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, tùy vào vị trí trong câu và ngữ cảnh. “But” có thể có một trong các vai trò sau: liên từ, giới từ, phó từ hoặc danh từ. Dưới đây là một số ví dụ về cách sử dụng từ “But”:

Ví dụ:

  • Tôi ít nói, nhưng bố tôi thì nói nhiều: “I am quiet but my father is talkative.” (but đóng vai trò liên từ)
  • Cả nhóm trừ tôi thích kế hoạch B hơn: “The whole team but me prefers plan B.” (but đóng vai trò giới từ)
  • Chúng ta phải bảo vệ Bub, nó chỉ là một chú mèo nhỏ thôi: “We must protect Bub, she is but a small cat.” (but đóng vai trò phó từ)
  • Cậu phải thay đồ và đi luôn đi, không nhưng nhị gì hết: “You have to get changed and go now, no buts.” (but đóng vai trò danh từ)

2. Cách sử dụng cấu trúc “But” trong tiếng Anh

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “choáng ngợp” vì cách sử dụng “But” có phần phức tạp. Đừng lo! Ở phần dưới đây, Step Up sẽ giải thích chi tiết hơn về cách sử dụng “But” để giúp bạn hiểu rõ hơn.

2.1. Cách sử dụng cấu trúc “But”

Cách sử dụng “But” trong bài này sẽ được chia thành 4 phần chính.

But là liên từ

Khi “But” là liên từ, nó mang nghĩa là “nhưng” và được sử dụng khi muốn thêm một lời khẳng định có phần khác hoặc trái ngược với ý vừa được nói.

Cấu trúc:

  • S + V + but + S + V
  • S + V, but S + V.
  • S + V. But + S + V.

Ví dụ:

  • Anh sẽ hẹn hò với em nhưng anh có bạn gái rồi, xin lỗi nhé: “I would date you but I have a girlfriend, sorry.”
  • Chase thích màu xanh da trời nhưng lại chọn chiếc ô tô màu trắng: “Chase liked blue but he went for the white car instead.”
  • Tớ thích thầm bạn ấy. Nhưng tớ quá sợ bắt chuyện với bạn ấy: “I have a crush on her. But I am too afraid to talk to her.”
  • Nghe tuyệt đấy, nhưng tớ không chịu đựng được những nơi đông người: “That sounds great, but I can’t stand crowded places.”

But là giới từ

Khi “But” là giới từ, từ này sẽ có nghĩa là “ngoại trừ; trừ, không tính”. Nó cũng có thể dùng sau những từ phủ định như “nobody, none, nowhere…”, hoặc những từ để hỏi như “who, where…” và “all, everyone, anyone…”.

Cấu trúc:

  • S (no one, everyone,…) but S + V
  • S + V + but for N

Ví dụ:

  • Tất cả mọi người ngoại trừ cậu ấy hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ: “Everyone but him finished the homework in time.”
  • Nếu không có lời cảnh báo của cậu thì tớ đã ngã rồi: “I would have fallen but for your warning.”
  • Tại sao không ai thấy cô ấy hấp dẫn trừ tôi ra vậy? “Why does no one find her attractive but me?”
  • Tớ đã không thể được nhận nếu không có sự hỗ trợ của cậu: “I wouldn’t have been accepted but for your assistance.”

But là phó từ

Khi “But” là phó từ, nó được dùng để tăng tính khẳng định mạnh mẽ. “But” cũng có thể là một từ trang trọng có nghĩa “chỉ là” (cái gì, ai), thay thế cho từ “only, just”. Trường hợp này thường ít được sử dụng.

Ví dụ:

  • Tất cả, tất cả mọi người đều quá chán làm việc rồi: “Everyone, but everyone is too tired of working.”
  • Bất cứ ai cũng đều muốn làm bạn của cậu: “Anyone, but anyone would want to be your friend.”
  • Em chỉ là một đứa trẻ thôi: “I am but a kid.”
  • Em không quan tâm vì cậu ấy chỉ là một người bạn cũ: “I don’t bother because he is but an old friend.”

But là danh từ

Trường hợp cuối cùng là “But” đóng vai trò danh từ. Khi đó, chúng ta sử dụng cụm từ “no buts (about it)” với ý nghĩa “không nhưng nhị/lí do lí trấu gì hết”, trong trường hợp ép buộc ai đó làm gì mà không muốn chấp nhận sự từ chối. Cách dùng “but” này thường được sử dụng trong văn nói.

Ví dụ:

  • Đến giờ con tắt máy tính và lên giường rồi, không nhưng nhị gì hết: “It is time you turned off the computer and went to bed, no buts.”
  • Chị sẽ đi gặp nha sĩ với em và chị không được lí do lí trấu gì đâu nhé: “You are coming with me to the dentist and there are no buts about it.”
  • Chúng mình phải đi luôn thôi vì đây là cơ hội cuối cùng rồi, không nhưng nhị gì hết: “We have to go now because it is the last chance, there are no buts about it.”
  • Con phải ở nhà và chăm sóc Cici, không nhưng nhị gì hết: “You need to stay home and take care of Cici, no buts.”

2.2. Các đại từ đứng sau “But”

Sau “But”, ta thường dùng các đại từ nhân xưng như “me, him, her, you, them, us, it”.

Ví dụ:

  • Không ai ngoài bạn có vẻ là không thích nhạc pop: “No one but you seems to dislike Pop music.”
  • Tất cả mọi người trong công ty trừ tôi ra đều có ô tô: “Everyone in the company but me has a car.”
  • Các mối quan hệ có vẻ tiến triển tốt đối với tất cả những người khác trừ tớ ra: “Relationships seem to work for everyone else but me.”
  • Tất cả những người tham gia ở trong phòng đều làm theo quy tắc trang phục trừ họ ra: “Every participant in the room follows the dress code but them.”

Trong một số trường hợp, các đại từ như “I, he, she, you, they, we, it” cũng có thể được sử dụng, nhưng chỉ trong văn phong trang trọng và phải đứng trước động từ. Tuy nhiên, cách này ít được sử dụng.

Ví dụ:

  • Tất cả mọi người trừ tôi muốn cúi chào trước ông ấy: “Everyone but I wanted to bow in front of him.”
  • Không ai ngoài anh ta có thể hành động táo bạo như vậy: “No one but he would make such a bold move.”
  • Tớ cá rằng không ai ngoài tớ ra sẽ hi sinh vì những người ấy: “I bet no one but I would sacrifice for them.”
  • Mọi công dân trừ Justin ra đã trả thuế: “Every citizen but Justin has paid taxes.”

2.3. Các động từ đứng sau “But”

Trường hợp 1

Trường hợp thứ nhất, động từ sau “But” sẽ ở dạng nguyên thể với nghĩa là “ngoại trừ, ngoài” (việc gì) khi trước đó là phủ định.

Cấu trúc:

  • S V (phủ định) + but V nguyên thể

Ví dụ:

  • Thực sự tớ không biết làm gì khác ngoài đứng nhìn: “I honestly don’t know what else to do but stand and watch.”
  • Cậu ấy không làm gì ngoài ngủ: “He does nothing but sleep.”
  • Em không cần làm gì ngoài trông túi hộ anh cả: “You don’t have to do anything but watch my bag.”
  • Dạo này, Rebecca chẳng làm gì ngoài phàn nàn cả: “These days, Rebecca has done nothing but complain.”

Trường hợp 2

Từ “but” thuộc cấu trúc “cannot/can’t help but + động từ nguyên thể”, có nghĩa là “không thể không làm gì, không cưỡng lại được nên làm gì”.

Cấu trúc:

  • S + cannot/can’t help + but V nguyên thể

Ví dụ:

  • Ben không thể không nhìn cô ấy vì cô ấy trông rất lộng lẫy: “Ben can’t help but stare at her because she looks so gorgeous.”
  • Mọi người không thể không ngưỡng mộ trí thông minh của anh ấy: “People couldn’t help but admire his intelligence.”
  • Hạnh không thể không khóc: “Hanh cannot help but cry.”
  • Xin lỗi, tôi không thể không cười bộ trang phục của cô: “Sorry, I can’t help but laugh at your outfits.”

Trường hợp 3

Tiếp theo, chúng ta có cấu trúc “have no (other) choice/alternative/option but to + động từ nguyên thể”, nghĩa là “không còn sự lựa chọn nào khác ngoài” (làm gì).

Cấu trúc:

  • S + have + no (other) choice/alternative/option + but to + V nguyên thể

Ví dụ:

  • Đến giờ con tắt máy tính và lên giường rồi, không nhưng nhị gì hết: “It is time you turned off the computer and went to bed, no buts.”
  • Mẹ tớ lấy mất ô của tớ rồi nên tớ không còn lựa chọn nào khác ngoài mặc cái áo mưa xấu xí này: “My mom took my umbrella so I have no option but to wear this ugly raincoat.”
  • Tôi đã hỏi họ rồi. Họ bào là không còn lựa chọn nào khác ngoài từ chối: “I already asked them. They told me that they had no other choice but to decline.”
  • Tom không còn lựa chọn nào khác ngoài huỷ hẹn: “Tom has no other alternative but to cancel the date.”

3. Phân biệt “But”, “However”, “Therefore”, “So”

Phần tiếp theo, Step Up sẽ giúp bạn phân biệt cách dùng “But”, “However”, “Therefore” và “So” trong tiếng Anh. Vì các từ này có thể có nhiều nghĩa và vai trò khác nhau, trong đây chúng ta chỉ nhắc đến những nghĩa mà dễ nhầm lẫn với ba từ còn lại.

Cấu trúc “But”

Đầu tiên, từ “But” khi đóng vai trò liên từ sẽ mang nghĩa là “nhưng, nhưng mà”. Từ “But” thường được đặt sau dấu chấm hoặc dấu phẩy. Nó được dùng để nói một mệnh đề có ý nghĩa trái ngược hoặc khác với ý vừa nói trước đó.

Ví dụ:

  • Tớ muốn đến bữa tiệc sinh nhật của cậu lắm. Nhưng hôm ấy tớ có một buổi họp quan trọng mất rồi: “I would love to go to your birthday party. But I have an important meeting that day.”
  • Em trai tôi muốn mua cái ô tô đồ chơi đó. Nhưng chúng tôi không đem đủ tiền: “My brother wants to get that toy car. However, we don’t bring enough money.”
  • “Stay” là bài hát bị đánh giá thấp nhất của họ. Nhưng đó là bài hát yêu thích của tôi: “”Stay” is their most underrated song. But that song is my personal favorite.”
  • Bóng đá là môn thể thao yêu thích của gia đình tôi. Tuy nhiên tôi lại không hay xem các môn thể thao: “Soccer is my family’s favorite sport. I don’t often watch sports, however.”

Cấu trúc “However”

“However” có nghĩa là “tuy nhiên”. Nó được đặt sau dấu phẩy, ở giữa hai dấu phẩy ở giữa câu, ở cuối câu hoặc ở đầu câu. Cấu trúc “however” này được dùng để thể hiện sự tương phản giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

  • Lớp tớ muốn đi Singapore, tuy nhiên lớp kia lại muốn đi Lào: “My class wishes to go to Singapore, however, the other class wants to go to Laos.”
  • Em trai tôi muốn mua cái ô tô đồ chơi đó. Tuy nhiên chúng tôi không đem đủ tiền: “My brother wants to get that toy car. However, we don’t bring enough money.”
  • “Stay” là bài hát bị đánh giá thấp nhất của họ. Tuy nhiên, đó là bài hát yêu thích của tôi: “”Stay” is their most underrated song. However, that song is my personal favorite.”
  • Bóng đá là môn thể thao yêu thích của gia đình tôi. Tuy nhiên tôi lại không hay xem các môn thể thao: “Soccer is my family’s favorite sport. I don’t often watch sports, however.”

Cấu trúc “Therefore”

“Therefore” là liên từ tiếng Anh mang nghĩa là “cho nên, vì thế nên, bởi vậy mà”. Từ “therefore” được sử dụng để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Vị trí của từ có thể là trước một mệnh đề, sau dấu phẩy hoặc đầu câu hoặc sau từ “and”.

Ví dụ:

  • Cái váy rất đặc biệt đối với chị, vì thế nên em không được mượn: “The dress is very special to me, therefore you can’t borrow it.”
  • Tôi chưa ăn trưa. Vì vậy nên tôi tạm thời chưa tham gia cùng các bạn được: “I haven’t had lunch yet. Therefore I can’t join you guys for now.”
  • Vàng là màu yêu thích của anh ấy, cho nên anh ấy sẽ mua một chiếc áo khoác màu vàng: “Yellow is his favorite color, therefore he is going to buy a yellow coat.”
  • Jack thích sô-cô-la, cho nên cậu ấy muốn mua một cốc sữa lắc vị sô-cô-la: “Jack likes chocolate, therefore he’ll have a chocolate shake.”

Cấu trúc “So”

“So” có nghĩa là “vậy nên, cho nên, vậy”. Từ này thường đứng trước một mệnh đề, sau dấu phẩy hoặc đầu câu. “So” cũng chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả hoặc muốn bắt đầu nói về một chủ đề nào đó.

Ví dụ:

  • Cậu sẽ đến xem chương trình nên tớ cũng sẽ đến: “You are coming to the show so I am coming too.”
  • Chúng tôi rất vui khi được gặp lại bạn. Vậy dạo này bạn thế nào? “We are so happy to see you again. So how have you been these days?”
  • 5 giờ rồi nên tôi rời đi đây: “It is 5 o’clock so I am leaving now.”
  • Con trai tôi ghét cá nên tôi sẽ không mua cái đó: “My son hates fish so I am not going to buy that.”

Lưu ý: “So” và “Therefore” đều có nghĩa là “do vậy nên, cho nên”. Sự khác biệt giữa hai từ đó là “So” = “as a result” (kết quả là) – theo sau là kết quả của ý trước đấy. Từ “So” thường dùng trong văn nói, không trang trọng. Trong khi “Therefore” = “that is why” (đó là lí do mà) – theo sau là điều suy ra từ câu trước đấy. Từ “Therefore” thường dùng trong văn viết hoặc trong môi trường trang trọng, lịch sự.

4. Bài tập về cấu trúc “But”

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về cách dùng “But” cũng như phân biệt giữa “But”, “So”, “Therefore” và “However”. Hãy áp dụng những gì bạn vừa học để làm bài tập này nhé!

Bài 1: Điền một trong các từ “But”, “However”, “Therefore”, “So” vào chỗ trống.

  1. Having you here is our pleasure _____ you have to stay for dinner.
  2. My friend said that she would love to join us _____ she is too busy.
  3. I was going to turn down the offer. _____, I changed my mind, eventually I said yes.
  4. The majority of people in Vietnam wore a mask and _____ Covid-19 did not affect them too much.
  5. I will tell you. _____ you have to keep this a secret.

Bài 2: Dịch các câu dưới đây sang tiếng Việt.

  1. Every girl but me likes Tuan.
  2. My parents begged me to date someone and get married but I didn’t want to.
  3. She should’ve said thank you. She wouldn’t be able to pass the exam but for your help.
  4. I can’t help but notice you keep copying me.
  5. Zac had no other choice but to fire him.

Đáp án:
Bài 1:

  1. so
  2. but
  3. However
  4. therefore
  5. But

Bài 2:

  1. Mọi cô gái đều thích Tuấn trừ tôi ra.
  2. Bố mẹ năn nỉ tôi đi hẹn hò và kết hôn nhưng tôi không muốn.
  3. Cô ấy đáng lẽ ra phải nói cảm ơn cậu chứ. Nếu không có sự giúp đỡ của cậu thì cô ấy đã không qua được bài kiểm tra rồi.
  4. Tôi không thể không để ý việc cậu tiếp tục sao chép tôi.
  5. Zac không có lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải anh ta.

Bài viết trên này đã giải thích chi tiết cách sử dụng từ “But” và phân biệt giữa “But”, “So”, “Therefore” và “However”. Hi vọng bạn đã nắm chắc kiến thức này và tiến bộ trong việc học tiếng Anh.

HEFC đã chỉnh sửa bài viết này. Hãy truy cập HEFC để biết thêm thông tin chi tiết về chúng tôi.

Related Posts

Xét nghiệm Giải phẫu bệnh – Dẫn đường cho việc điều trị

Xét nghiệm giải phẫu bệnh được thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm tế bào, bệnh phẩm mô từ các cơ quan trong cơ thể được sinh…

Phương pháp điều trị tủy răng tại nha khoa hiện nay

Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những…

Mỹ thuật ứng dụng là gì? (cập nhật 2023)

Khi những giá trị thẩm mỹ ngày càng được chú trọng thì các phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng đi sâu vào đời sống của mọi…

Bát quái đồ là gì? Ý nghĩa và vai trò của bát quái trong phong thủy

Bát quái đồ là vật phẩm phong thủy được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong văn hoá phương Đông, nhằm mang lại những niềm…

Du học ngành khoa học ứng dụng và cơ bản

>> Du học ngành khoa học đại cương >> Các trường có đào tạo ngành Khoa học ứng dụng và cơ bản Khoa học Ứng dụng và…

Trồng răng implant là gì? Những điều cần phải biết trước khi chọn trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng cấy trụ kim loại vào xương hàm để thay thế cho răng đã mất. Chính vì vậy trụ implant…